Tự vệ không thể cứu được ngành thép

Sản xuất thép

Tự vệ chỉ là giải pháp giúp doanh nghiệp ngành thép đỡ khó trong một khoảng thời gian nhất định. Về lâu dài, sự tồn vong lại phụ thuộc vào chính các doanh nghiệp.

Việt Nam đã trở thành thị trường tiêu thụ thép nhập khẩu thực thụ chứ không còn dừng lại ở nguy cơ. Con số 19,8 triệu tấn thép thành phẩm và bán thành phẩm được nhập khẩu, với giá trị 9 tỷ USD (tăng 27,24% so với 2014) đã minh chứng cho điều này.

Năm 2015, dù thép nhập khẩu tràn thị trường nhưng sản xuất và tiêu thụ vẫn đạt gần 17,9 triệu tấn (gồm cả sản xuất trong nước, nhập khẩu và xuất khẩu), tăng gần 26,5%, và dự báo của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), 2016, công nghiệp thép Việt Nam tiếp tục tăng trưởng xấp xỉ 15%, trong đó, phôi thép tăng 10%, thép xây dựng 15%, thép là cuộn cán nguội 13%, thép ống hành 18%, tôn mạ và sơn phủ màu 15%.

Dù đưa ra dự báo khả quan về tiêu thụ, dựa trên tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước như vậy, nhưng bài toán tồn vong của các doanh nghiệp ngành thép cũng chưa bao giờ “nóng” như lúc này do thép ngoại vẫn đang dồn chảy vào nội địa trong sự tự vệ yếu ớt của phần lớn doanh nghiệp.

Ông Sưa cũng thừa nhận, sử dụng các biện pháp tự vệ là điều doanh nghiệp cần áp dụng trong điều kiện tự do hóa thương mại, nhưng về lâu dài, nội lực mới là yếu tố để quyết định sự tồn vong của doanh nghiệp ngành thép trong bối cảnh mở cửa như hiện nay.

Đơn cử như Tổng công ty Thép Việt (VinaSteel), một trong những đơn vị đề nghị áp dụng biện pháp tự vệ với thép nhập khẩu cũng khẳng định, việc nhập phôi thép ồ ạt, trong đó chủ yếu từ Trung Quốc, khiến thị phần, sản lượng tiêu thụ nhiều doanh nghiệp thép lớn sụt giảm mạnh.

Giải pháp áp dụng các biện pháp tự vệ thông qua phòng vệ thương mại đã được doanh nghiệp ngành thép sử dụng tới và đệ đơn lên Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương).

Theo đó, ngày 25/12/2015, Bộ trưởng Bộ Công thương đã ra Quyết định số 14926/QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phôi thép và thép dài.

Tuy nhiên, liền sau đó, một loạt doanh nghiệp sản xuất trong ngành đã cùng ký tên kiến nghị gửi tới Thủ tướng, Bộ Công thương, Bộ Tài chính đề nghị không áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng phôi thép.

Về điều này, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho rằng, trong bất kỳ một vụ việc điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại nào trên thế giới và cả Việt Nam đều dẫn đến xung đột lợi ích giữa các bên. Trong đó, các bên được hưởng lợi là nhà sản xuất trong nước và các ngành công nghiệp thượng nguồn, đồng thời có các bên chịu thiệt hại là nhà nhập khẩu và người tiêu dùng, hoặc các ngành công nghiệp hạ nguồn.

Phó chủ tịch VSA, ông Nguyễn Văn Sưa cho biết, ngành thép phát triển nhanh, nhưng quy mô doanh nghiệp nhỏ. Khi Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA), hội nhập sâu hơn thì doanh nghiệp cần có quy mô lớn hơn để có thể liên kết thực hiện vai trò dẫn dắt thị trường.

Ông Sưa cũng thừa nhận, sử dụng các biện pháp tự vệ là điều doanh nghiệp cần áp dụng trong điều kiện tự do hóa thương mại, nhưng về lâu dài, nội lực mới là yếu tố để quyết định sự tồn vong của doanh nghiệp ngành thép trong bối cảnh mở cửa như hiện nay.

“Tự vệ cũng chỉ là biện pháp bảo hộ tạm thời trước tình trạng gia tăng đột biến của hàng hóa nước ngoài nhập khẩu gây thiệt hại trong sản xuất nội địa. Theo đó, các nước chỉ có thể áp dụng tự vệ ở mức cần thiết đủ, kéo dài không quá 4 năm để ngăn chặn hoặc bù đắp các thiệt hại và tạo điều kiện để ngành sản xuất nội địa điều chỉnh. Biện pháp gia hạn là có, nhưng thời hạn không quá 8 năm và với riêng các nước đang phát triển như Việt Nam, WTO quy định được kéo dài thêm 2 năm, tức là thời hạn không quá 10 năm”, bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) khuyến cáo.

Một cái khó nữa khi sử dụng đến công cụ phòng vệ cũng được bà Trang chỉ ra, phòng vệ thương mại là “cuộc chơi tập thể”, là chiến lược, hành động của cả một ngành sản xuất nội địa sản phẩm liên quan, trong khi đó, hạn chế của doanh nghiệp trong nước vốn đã nhỏ lại yếu về liên kết, nên khó tập hợp lực lượng cho các vụ theo kiện

Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) nhận định, năm 2016, ngành thép sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn do tình trạng dư cung có thể kéo dài. Giá bán thành phẩm thép tiếp tục giảm theo xu hướng của giá nguyên liệu đầu vào. Nguồn cung dồi dào từ trong và ngoài nước sẽ đẩy giá thép tiếp tục xuống sâu. Lượng tồn kho thép xây dựng lớn.

“Cạnh tranh trong ngành ngày một khốc liệt, khi những doanh nghiệp sử dụng công nghệ lò điện lạc hậu đang dần bị thị trường loại bỏ, thị phần tập trung về tay những doanh nghiệp lớn, có lợi thế về chi phí sản xuất”, theo VCBS.

Ở trong nước thì chịu cạnh tranh không cân sức từ thép nhập khẩu, chủ yếu từ Trung Quốc với giá thấp hơn so với chi phí sản xuất trong nước, nhưng ở mảng xuất khẩu, thép Việt Nam cũng không tránh khỏi lao đao khi chỉ trong năm 2015, trong số 12 vụ hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bị khởi kiện chống bán phá giá thì có đến 6 vụ về sản phẩm thép (3 vụ do Malaysia và 3 vụ do Thái Lan khởi xướng).

Thực tế này khiến cả năm 2015, Việt Nam xuất khẩu hơn 3,49 triệu tấn thép thành phẩm và bán thành phẩm các loại, giảm gần 4% so với 2014, với kim ngạch 2,469 tỷ USD, giảm 14%.

Rõ ràng, muốn cạnh tranh tốt, doanh nghiệp phải tạo ra sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ. Có thể thấy, trong một vài năm tới, trật tự ngành thép ít nhiều sẽ có sự thay đổi ngôi vị do quy luật cạnh tranh của thị trường.

Nguồn tin: ĐTCK

Tin liên quan